T6, 12 / 2023 11:55 sáng | gp_user
Tháng 8 năm 2016, Shopee mới chính thức ra mắt tại Việt Nam. Nhưng chỉ trong vòng 5 năm phát triển thị phần của Shopee đã vững vàng đứng trong vị trí top đầu trong các sàn thương mại điện tử. Lý do lớn nhất của sự thành công vượt này không thể không kể […]

Tháng 8 năm 2016, Shopee mới chính thức ra mắt tại Việt Nam. Nhưng chỉ trong vòng 5 năm phát triển thị phần của Shopee đã vững vàng đứng trong vị trí top đầu trong các sàn thương mại điện tử. Lý do lớn nhất của sự thành công vượt này không thể không kể đến những chiến lược marketing đỉnh cao của Shopee. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Giaiphapmarketing.vn tham khảo chiến lược marketing của Shopee  này nhé!

Trong những năm gần đây, Shopee đã trở thành một trong những trang thương mại điện tử số 1 Việt Nam và hàng đầu ở Đông Nam Á. Để có được thành công này là nhờ Shopee đã biết cách triển khai những chiến lược marketing hiệu quả và rất đáng học hỏi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích những chiến lược marketing của Shopee trong bài viết dưới đây.

>>>Tham khảo thêm: Dịch vụ SEO hiệu quả

Chiến lược marketing của shopee

Tổng quan về sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là thực chất ứng dụng mua sắm trực tuyến và là sàn giao dịch thương mại điện tử. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015. Và đến nay, sàn thương mại điện tử này đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.

Tại Shopee Việt Nam đầu tiên được hoạt động theo mô hình C2C Marketplace. Shopee sẽ là trung gian cho quá trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee tại Việt Nam đã chuyển qua mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng). Shopee sẽ tính phí của người bán/hoa hồng và chi phí đăng bài quảng cáo sản phẩm.

Tổng quan về sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee hiện nay được hoạt động trên một số nền tảng chính bao gồm:

Shopee Mall

Tương tự như Lazada, Sen đỏ hay Tiki có những gian hàng chính hãng của thương hiệu lớn. Thì tại Shopee cũng có một gian hàng chính hãng với tên gọi là Shopee Mall.

Shopee Mall

Shopee 4H

Shopee 4H chính là dịch vụ giao hàng hỏa tốc chỉ trong 4 tiếng cho các đơn hàng được đặt và giao tại số một số quận nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể nói kể từ khi ra mắt, Shopee đã đạt được sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Nền tảng này hiện đang hoạt động với hơn 6 triệu người bán với hơn 7000 thương hiệu và nhà phân phối tham gia. Ở khu vực Đông Nam Á, Shopee đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử với số lượng người dùng tích cực vượt xa Lazada.

Shopee 4H

Đối thủ cạnh tranh của Shopee trên thị trường

Shopee hiện đã định hướng thị trường mục tiêu nằm tại khu vực Đông Nam Á. Và tính đến thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines. Trong các đối thủ cạnh tranh của Shopee không thể không nhắc đến Lazada cũng là một sàn thương mại điện tử hàng đầu tại các nước châu Á.

Ngoài ra, ở Việt Nam Shopee cũng phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh là thương hiệu nội địa nổi tiếng như: Tiki, Sendo…Ở Indonesia, Shopee phải cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử như lớn như: Tokopedia, Bukalapak. Ở Phlippines có đối thủ cạnh tranh là Zalora.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopee

Vì thị trường mục tiêu của Shopee hướng đến khu vực Đông Nam Á. Nên khách hàng mục tiêu của Shopee rất đa dạng. Khách hàng của Shopee đến từ rất nhiều tầng lớp khác nhau, mọi giới tính, mọi độ tuổi. Hàng hóa trên Shopee đa dạng sản phẩm, nhiều phân khúc giá khác nhau cho khách hàng thoải mái lựa chọn.

Hiện nay, Shopee có 2 đối tượng khách hàng chính đó là khách hàng “Tìm kiếm” và khách hàng “Thấy”. Khách hàng tìm kiếm là đối tượng khách hàng tự chủ động tìm kiếm sản phẩm, có nhu cầu mua sản phẩm từ trước rồi. Còn khách hàng “Thấy” là những người nhìn thấy sản phẩm qua các quảng cáo trên sàn và họ click vào xem từ đó có nhu cầu mua hàng.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopee

Các chiến lược marketing của Shopee rất đáng để học hỏi

Để có được thành công như hiện nay, Shopee đã tận dụng rất nhiều các chiến lược marketing cùng một lúc để đem lại hiệu ứng truyền thông cực mạnh. Dưới đây là những chiến lược marketing thành công của Shopee:

Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông

Các phương tiện truyền thông hiện nay phát triển hết sức mạnh mẽ, sức ảnh hưởng rộng lớn. Nên Shopee đã không ngần ngại tận dụng tất cả các nền tảng truyền thông lớn và phổ biến nhất hiện nay như: Facebook, Instagram, Youtube…Các quảng cáo của Shopee còn xuất hiện dày đặc trên phố, trên các phương tiện giao thông công cộng…Nhờ vào chiến lược này đã giúp cho Shopee có thể tiếp cận đến hàng triệu người và ghi được những dấu ấn vô cùng mạnh mẽ.

Chiến lược quảng cáo trên tất cả các kênh truyền thông

Chiến lược sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo

Việc sử dụng những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng và sức hút để làm đại diện thương hiệu đang chính là chiến lược marketing được Shopee ứng dụng rất tốt. Sàn thương mại điện tử này đã không ngần ngại bỏ ra số tiền cực lớn để mời được những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu. Ở Việt Nam, đại sứ của Shopee là rất nhiều ngôi sao nổi tiếng như: Bảo Anh, Sơn Tùng MTP, Hương Giang…

Ở nước ngoài Shopee thậm chí còn mời được những ngôi sao lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu như: BLACKPINK, NCT, Ronaldo,…tham gia các chiến dịch quảng bá. Chính nhờ lượng fan đông đảo của người nổi tiếng đã góp phần giúp cho Shopee được phổ biến rộng rãi hơn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.

Chiến lược sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo

Chiến dịch làm truyền thông bằng các TVC quảng cáo bắt trend

Trong những năm gần đây, Shopee đã biết tận dụng sức nóng của các trend có sẵn trên mạng xã hội và cho ra đời những TVC quảng cáo cực kỳ bắt trend. Một trong những quảng cáo bắt trend “hot” nhất của Shopee đó là quảng cáo mừng sự kiện sinh nhật 12.12 với bản hit “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink. Hay một TVC được xem là cú nổ lớn của Shopee trên toàn Đông Nam Á đó là bài hát kết hợp giữa thủ môn Bùi Tiến Dũng và ca sĩ Bảo Anh trên nền nhạc của ca khúc Baby Shark.

Chiến dịch làm truyền thông bằng các TVC quảng cáo bắt trend

Chiến lược marketing thông qua việc trợ giá khi vận chuyển

Shopee nhận thấy rào cản lớn nhất của các khách mua hàng online đó là họ rất để ý đến vấn đề phí ship. Và thấu hiểu được nỗi băn khoăn này của khách hàng, Shopee đã đưa ra chiến dịch marketing theo hình thức trợ giá vận chuyển.Với chiến dịch này, khách hàng có thể tận dụng chính sách áp mã Freeship để xây dựng được lượng người dùng đông đảo cho mình.

Hiện nay, Shopee còn tích cực liên kết với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở mỗi quốc gia. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể nhận được hàng nhanh chóng với mức giá ship rẻ nhất.

Chiến lược marketing thông qua việc trợ giá khi vận chuyển

Chiến lược marketing theo hình thức khuyến mại

Hàng năm, Shopee tổ chức rất nhiều chiến dịch săn sale vào nhiều dịp lễ, sự kiện lớn trong năm. Hàng tháng Shopee sẽ có một ngày như: mùng 1.1, mùng 3.3, mùng 12.12… để săn sale giúp kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn. Chính nhờ những đợt săn sale như thế này mà doanh số của Shopee tăng đột biến.

Chiến lược marketing theo hình thức khuyến mại

Tạm kết

Trên đây là những phân tích sơ lược về các chiến lược marketing của Shopee cho các bạn tham khảo. Việc áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả đã giúp cho Shopee nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thương mại điện tử. Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn đang muốn quảng bá thương hiệu sẽ rút được kinh nghiệm để xây dựng chiến lược marketing thành công nhất.

Nếu các bạn muốn biết thêm các thông tin chi tiết về các chiến lược marketing của Shopee. Hãy liên hệ ngay với số hotline của Giải pháp marketing để được nhân viên marketing hỗ trợ tư vấn tận tình nhất nhé!

Bài viết cùng chuyên mục