Trải nghiệm người dùng (User Experience) trong Marketing là gì?

10

Trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những thuật ngữ khá quan trọng trong digital marketing của các doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, khi con người đã có hiểu biết cao hơn về công nghệ. Họ luôn muốn tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng một cách nhanh chóng nhất. Chính vì thế, các doanh nghiệp khi xây dựng một website cần phải tối ưu hóa được trải nghiệm người dùng tốt nhất!

Trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng của mình. Chính vì thế, các bạn cần hết sức lưu ý để có thể cải thiện được yếu tố này khi xây dựng website.

trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng – UX là gì?

UX là gì?

UX là từ viết tắt của user experience dịch ra tiếng Việt có nghĩa chỉ trải nghiệm của người. Mà trải nghiệm ở đây chính là nhận thức và phản hồi của một người sử dụng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Trải nghiệm của người dùng sẽ bao gồm tất cả các yếu tố như: cảm xúc, sở thích, nhận thức, tâm lý và hành vi xảy ra trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

Trải nghiệm người dùng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định được sự thành công hay thất bại của một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Theo các chuyên gia phân tích hiện nay có 7 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng đó là:

  • Useful – Tính hữu ích.
  • Usable – Khả năng có thể sử dụng.
  • Findable – Khả năng có thể tìm thấy.
  • Credible – Tính đáng tin cậy.
  • Desirable – Mong muốn của người dùng.
  • Accessible – Khả năng tiếp cận được người dùng.
  • Valuable – Giá trị.

trải nghiệm người dùng (user experience)

Tại sao trải nghiệm người dùng (user experience) lại quan trọng?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu như các bạn không thể cung cấp cho người dùng được những trải nghiệm tốt thì người dùng sẽ chuyển qua sử dụng sản phẩm và dịch vụ của đối thủ. Chính vì thế, chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng nhanh chóng đó chính là tối ưu hóa thể hiện người dùng. Dưới đây là những lợi ích của trải nghiệm người dùng cung cấp cho doanh nghiệp:

Để lại những ấn tượng tốt cho khách hàng

Theo thống kê cho thấy tính đến tháng 1 năm 2020 thì đã có hơn 1,74 tỷ trang web được phát triển trên internet. Con số này đã cho thấy sự cạnh tranh giữa website của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Chính vì thế mà một website cung cấp trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp cho khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn. Vì khi cần tìm kiếm bất cứ thông tin về sản phẩm và dịch vụ nào đó. Khách hàng sẽ tự lựa chọn và truy cập vào các website của các doanh nghiệp bán sản phẩm đó để tham khảo.

Để lại những ấn tượng tốt cho khách hàng

Giữ chân được khách hàng tiềm năng lâu hơn

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao website của mình không thu hút được khách hàng hay không? Tỷ lê thoát trang ngày càng cao trong khi thời gian time on site rất ngắn. Nguyên nhân chính đó là do website không tối ưu hóa được trải nghiệm của người dùng.

Do đó, một website có trải nghiệm người dùng tốt sẽ có khả năng đáp ứng được những kỳ vọng của người truy cập thì chắc chắn bạn sẽ giữ chân của họ ở lại lâu hơn. Không chỉ như vậy, người dùng sẽ có xu hướng quay trở lại website nhiều lần hơn nữa.

Kích thích được khách hàng chọn mua sản phẩm

Kích thích được khách hàng chọn mua sản phẩm

Tốc độ tải trang của một website chậm đó chính là lý do khiến bạn có cơ hội mất đi 7% khách hàng chọn mua sản phẩm. Hơn nữa, một trong 5 lý do khiến cho khách hàng không lựa chọn sản phẩm của một doanh nghiệp đó là vì: chi phí vận chuyển quá cao, chưa sẵn sàng để mua, sản phẩm không được giao hàng miễn phí, chi phí vận chuyển quá cao. Chúng ta có thể thấy 2/5 lý do đến từ các trải nghiệm của khách hàng trên website chưa thực sự tốt. Cải thiện các yếu tố này sẽ giúp cho khách hàng có thể hài lòng hơn và chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Giảm thiểu tối đa các trường hợp khách hàng phàn nàn về dịch vụ

Một trong những vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp khi phải đau đầu xử lý các vấn đề như khách hàng không hài lòng về dịch vụ/sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư một phần kinh phí không nhỏ cho các kỹ thuật viên chăm sóc khách hàng. Nhưng nếu cải thiện tốt về mặt UX – trải nghiệm khách hàng. Thì doanh nghiệp sẽ giảm được tối đa các tình huống khách hàng phàn nàn và giảm được cả kinh phí đầu tư cho bộ phận chăm sóc khách hàng.

Bí quyết để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website

Bí quyết để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website

Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vì thế để cải thiện trải nghiệm người dùng thì các bạn cũng cần có các phương án cụ thể phù hợp. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số bí quyết để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website của doanh nghiệp:

Lấy người dùng làm trung tâm

Khi thiết kế website, các bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Bạn cần có nhìn bao quát nhất để có thể tối ưu hóa được các thiết kế trên web và ứng dụng nó vào trong thực tế.

Lấy người dùng làm trung tâm

Tối ưu hóa tốc độ và khả năng truy cập

Tốc độ và khả năng tăng lượt truy cập website chính là một trong những tiêu chí hàng đầu để có thể đánh giá được sự hài lòng của người dùng. Nếu website của bạn có tốc độ truy cập chậm trên 3s là bạn đã mất đi 50% khách hàng. Thời gian tải trang chậm sẽ làm giảm trải nghiệm tổng thể của người dùng và khiến cho khách hàng rời đi tìm kiếm thông tin ở website khác.

Tối ưu hóa tốc độ và khả năng truy cập

Nâng cao chất lượng nội dung website

Nội dung của website chứa nhiều thông tin hữu ích. Đồng thời, các bạn cần trình bày nội dung một cách đơn giản, dễ nhìn, dễ hiểu để gia tăng thời gian tương tác với khách hàng lưu lại web. Nội dung của website cần đánh đúng insight khách hàng.

Nâng cao chất lượng nội dung website

Cấu trúc lại website trở nên thân thiện hơn

Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho Google dễ dàng có thể lập chỉ mục và tìm thấy nội dung một cách dễ dàng. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể tiếp cận đến nội dung website của bạn một cách tốt nhất.

Cấu trúc lại website trở nên thân thiện hơn

Thêm các CTA để thực hiện kêu gọi hành động

Các bạn cần phải được thôi thúc hành động của mình thông qua các call to action hoặc các biểu tượng. CTA cũng nên đặt ở nhiều các vị trí khác nhau để kích thích được mong muốn mua hàng của khách.

Thêm các CTA để thực hiện kêu gọi hành động

Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu của bạn càng cụ thể và rõ ràng thì khả năng tiếp cận được với khách hàng càng cao. Vì vậy thay vì đặt các mục tiêu chung chung như tăng mức độ tương tác của người dùng. Bạn cần đặt những nội dung cụ thể hơn như tăng tương tác của người dùng trên thiết bị di động trên 20%. Hơn nữa, việc đặc ra các mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được phương án tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất.

Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Tạm kết

Bài viết trên đây của SEO PLUS đã chia sẻ cho các bạn về trải nghiệm người dùng – UX là gì? Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho khách hàng những phần kiến thức cơ bản về việc tăng trải nghiệm người dùng cho website một cách tốt nhất. Trải nghiệm người dùng trên website chính là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp. Nên các bạn khi xây dựng và phát triển website đừng nên bỏ qua những yếu tố này nhé!

Nếu các bạn cần tư vấn hỗ trợ cải thiện UX cho website của doanh nghiệp. Hãy đến với SEOPLUS, các chuyên viên tư vấn giải pháp marketing sẽ cung cấp cho khách hàng giải pháp từ A – Z. Từ đó giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên website tốt nhất đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp. Liên hệ ngay qua hotline của SEOPLUS đê được tư vấn chi tiết nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x