Trước khi bắt đầu kinh doanh, các nhà sáng lập cần phải tìm cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp để thực hiện theo. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng mô hình hiệu quả cho các doanh nghiệp? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Lựa chọn được mô hình phù hợp chính là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp phát triển thành công. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của GCO ADS để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Mục lục
Khái niệm mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh chính là một thuật ngữ kinh tế khá trừu tượng và có thể hiểu được theo nhiều cách khác nhau. Nhưng thực chất thì mô hình kinh doanh chính là một khuôn mẫu mà dựa vào đó, các công ty và doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu hoặc lợi nhuận.
Mô hình kinh doanh chính là một trong những điều kiện quan trọng mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Mô hình tốt sẽ mang đến giá trị bền vững cho doanh nghiệp sau này. Việc thiết lập mô hình sẽ giúp vừa gia tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí và giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách toàn diện.
Một mô hình tốt thông thường sẽ giải quyết được 4 yêu cầu sau:
- Sản phẩm và dịch vụ mà công ty sẽ phân phối ra thị trường là gì?
- Làm thế nào để định hướng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.
- Tiến hành dự trù được chính xác các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh và sản xuất.
- Làm thế nào để cải tiến sản phẩm và dịch vụ mang lại nguồn thu nhập cao.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ đều phải lựa chọn cho mình các mô hình kinh doanh riêng biệt. Đó cũng chính là cơ sở để nhận biết định vị và khái quát về doanh nghiệp như thế nào.
- Dịch vụ marketing plan – xây dựng kế hoạch chuẩn hóa cho doanh nghiệp
Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp
Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì mô hình kinh doanh chính là con đường phát triển của một doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Mô hình kinh doanh sẽ giống như một bản kế hoạch chi tiết giúp thể hiện lộ trình và bước đi của doanh nghiệp. Vì thế, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trên thị trường thì cần xây dựng được mô hình kinh doanh hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao.
Đặc biệt, với những doanh nghiệp mới startup việc xây dựng mô hình kinh doanh rất quan trọng. Mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được:
- Tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến.
- Cách doanh nghiệp sẽ phân phối các sản phẩm đến tay khách hàng như thế nào.
- Doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích gì?
- Chi phí mà các doanh nghiệp cần phải chi trả là bao nhiêu?
Có thể nói với một mô hình được thiết lập một cách rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để giúp bạn khởi nghiệp thành công.
Điểm danh các mô hình kinh doanh hiệu quả cho người muốn khởi nghiệp thử sức
Tham khảo:
Bạn đang tìm kiếm một “chiếc chìa khóa” để mở cửa con đường kinh doanh của mình. Hãy tham khảo ngay các mô hình kinh doanh phổ biến được áp dụng nhiều nhất tại Việt Nam mới đây:
Mô hình kinh doanh môi giới
Với mô hình kinh doanh môi giới, người kinh doanh sẽ đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán trên cơ sở các điều kiện kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp nắm giữa vai trò môi giới sẽ được trả phí hoa hồng nếu giao dịch thành công. Mô hình này hiện đang được áp dụng hết sức phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thường được áp dụng phổ biến trong ngành F&B. Với mô hình này, bạn sẽ bán quyền sử dụng thương hiệu mà bạn đang phát triển thuận lợi và thành công cho người khác. Từ những công thức đã được đúc kết trong quá trình kinh doanh và điều hành doanh nghiệp sẽ giúp cho đối tác nhượng quyền sẽ phát triển bền vững song song với thương hiệu chính.
Mô hình kinh doanh cho thuê
Các loại mô hình cho thuê phổ biến nhất hiện nay là cho thuê nhà, cho thuê xe, cho thuê mặt bằng nhà xưởng…Mỗi một hình thức cho thuê khác nhau lại có ưu và nhược điểm riêng nên các bạn cần cân nhắc khi quyết định lực chọn mô hình cụ thể.
Mô hình đăng ký kinh doanh
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh như hiện nay, loại hình kinh doanh này đã và đang được ưa chuộng. Thực chất, mô hình này được xem như một dạng biến thể của mô hình doanh thu đăng ký. Các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin sẽ giúp cung cấp cho khách hàng những dịch vụ độc quyền để người dùng tự do truy cập. Hiện tại, mô hình kinh doanh đăng ký này đang được các startup yêu thích nhờ mang lại hiệu quả cao.
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate)
Mô hình kinh doanh này có liên hệ chặt chẽ với các kênh quảng cáo trên mạng internet. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất là những người kinh doanh mô hình này sẽ không tham gia quảng cáo trực quan. Họ sẽ dùng các liên kết được nhúng vào trong nội dung để tiến hành quảng cáo.
Ví dụ: Bạn đang sở hữu một website có lượng người truy cập lớn nhưng bạn lại không hề kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào. Thì bạn không nên để phí trang web này mà hoàn toán có cách để bạn kiếm tiền từ đó. Các bạn có thể kiếm tiền bằng cách giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp khác trên webiste của mình. Nếu như khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ đó thì bạn sẽ nhận được hoa hồng từ công ty. Và mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết sẽ giúp bạn thu được lợi nhuận cao.
Hướng dẫn 5 bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng mô hình kinh doanh khác nhau để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Nhưng dưới đây chính là 5 bước cơ bản giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công:
Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá được nhu cầu của khách hàng trên thị trường
Bạn có biết thị trường hiện nay “trăm người bán, vạn người mua” nên các doanh nghiệp cần “biết người biết ta” để “trăm trận trăm thắng”. Muốn làm được điều này thì các bạn cần phải tìm hiểu, đánh giá và xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Các bạn cần phải biết khách hàng của mình đang thiếu cái gì và họ cần thỏa mãn nhu cầu gì? Với đối tượng khách hàng đó thì các bạn cần phải làm gì để đáp ứng được nhu cầu và khiến cho khách hàng lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc các bạn xác định được nhu cầu của khách hàng rất quan trọng. Nó chính là cơ sở giúp các bạn có thể vạch ra được những ý tưởng và hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp lúc này đó chính là phải biết sản phẩm của mình làm ra với mục đích gì? Có đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho khách hàng hay không?
Bước 2: Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của khách hàng
Ở bước đầu tiên, các bạn đã xác định được nhu cầu của khách hàng và thị trường. Thì đến bước thứ 2 này các bạn cần nghiên cứu và tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Lúc này, việc các doanh nghiệp cần làm đó chính là bắt tay vào nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường là rất khốc lệt. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tạo ra được những sản phẩm không chỉ thỏa mãn về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn phải thỏa mãn được sở thích của khách hàng. Những yếu tố trên đây sẽ giúp đảm bảo cho sản phẩm của bạn có sự khác biệt và có lợi thế tốt hơn so với đối thủ để được khách hàng lựa chọn.
Bước 3: Lên ý tưởng chi tiết cho các kênh kinh doanh
Các kênh kinh doanh hay kênh phân phối chính là nơi mà doanh nghiệp được giao tiếp với khách hàng của mình. Thông qua mỗi kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được các chiến lược kinh doanh như: giá cả, tiếp thị, duy trì và phân phối các hoạt động kinh doanh như thế nào hiệu quả, phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.
Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh và thử nghiệm trên thực tế
Việc bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh sẽ cho phép bạn có thể kiểm tra được các chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó, bạn sẽ tìm cách khắc phục được tình trạng xấu phát sinh. Việc lập kế hoạch kinh doanh còn giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng chi tiết và có mục tiêu cụ thể hơn. Kế hoạch kinh doanh lúc này sẽ có tính thực thi cao hơn.
Việc lập kế hoạch kinh doanh thử nghiệm sẽ phần nào giúp cho các doanh nghiệp có thể tránh khỏi những rủi ro lớn. Việc thử nghiệm trước trên một thị trường quy mô nhỏ hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được sự hiệu quả và mức độ khả quan của kế hoạch trước khi áp dụng vào thực tế.
Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động
Sau khi các bạn đã phác họa được thành công mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ áp dụng. Các bạn sẽ bắt tay vào xây dựng và hiện thực hóa mô hình đó. Các bạn cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho công ty như: thuê văn phòng, sắm trang thiết bị, dây chuyền máy móc, chuẩn bị cả nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch.
Tiếp theo, các bạn cần tìm kiếm các đối tác tiềm năng và lâu dài để bắt đầu xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài hơn. Nếu các bạn đang trong giai đoạn khởi nghiệp hãy huy động vốn từ các nhà đầu tư và trình bày kế hoạch, phân tích các mặt ưu điểm của mô hình kinh doanh để thu hút đầu tư.
Yếu tố nào tạo nên những mô hình kinh doanh thành công?
Dưới đây chính là 9 yếu tố giúp tạo nên những mô hình kinh doanh thành công trên thị trường hiện nay:
Đối tác chiến lược
Họ chính là các nhà cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc lựa chọn đối tác rất quan trọng. Các bạn phải lựa chọn những đối tác uy tín giúp bạn đảm bảo sản xuất, nguồn cung ổn định giúp nâng cao chất lượng và dịch vụ của sản phẩm.
Lợi ích do sản phẩm mang đến
Lợi ích do sản phẩm mang lại cho khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh. Các bạn cần phải xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, cải tiến được chất lượng dịch vụ mà mang đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Xác định được mức doanh thu
Đối với các doanh nghiệp, việc xác định được mức doanh thu cần được tính toán một cách kỹ lượng dựa trên các đặc trưng về mặt mô hình, các công thức và điều chỉnh hướng phát triển của sản phẩm, quy mô dịch vụ cho phù hợp.
Đánh giá được nhu cầu của thị trường
Việc đánh giá và phân tích được tiềm năng của thị trường sẽ giúp cho các bạn có thể đưa ra được nhưng sản phẩm có chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Điều này sẽ quyết định được thành hay bại của sản phẩm/dịch vụ mới ra mắt sau này.
Đánh giá được sự cạnh tranh trên thị trường
Yếu tố này rất quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể xác định được mức độ cạnh tranh trên thị trường và xác định được hướng đi cho phù hợp. Việc xác định được đối thủ cạnh tranh còn giúp cho các bạn có thể tìm được giải pháp khác biệt cho doanh nghiệp.
Đánh giá được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi xây dựng được mô hình kinh doanh, các bạn phải đánh giá được lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường. Từ đó, bạn nên tối ưu hóa các yếu tố như: dịch vụ chăm sóc khách hàng, giá cả, chi phí sản xuất đầu vào, chi phí quảng cáo, kênh phân phối của sản phẩm…
Tiến hành xây dựng thị trường chiến lược
Việc xây dựng thị trường chiến lược sẽ chính là điểm quan trọng nhất giúp cho một doanh nghiệp có thể vươn ra được thị trường chung với một hướng đi cụ thể. Các bạn cần đánh giá đúng tâm lý khách hàng để có một chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Bạn cần xây dựng được cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp với các phòng ban khác nhau giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Mỗi phòng ban sẽ giữ một vai trò và nhiệm vụ khác nhau: phòng thiết kế, sản xuất, phát triển sản phẩm, marketing, sales, chăm sóc khách hàng…
Xây dựng được đội ngũ nhân sự mạnh
Một doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân sự. Bạn cần xây dựng được bộ máy quản lý có năng lực, nắm rõ định hướng và chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Từ đó, họ sẽ chính là những người sẽ trực tiếp dẫn dắt nhân viên trong công ty làm việc được hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất công việc và hoàn thành chỉ tiêu.
Tạm kết
Hy vọng thông qua những nội dung do bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì? Và nắm được các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả. Từ đó, các bạn có thể áp dụng trong các chiến dịch kinh doanh và đầu tư sắp tới của mình để thu được những thành công tuyệt vời nhất!
Tham khảo bài viết khác:
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226