Đối với những người làm marketing, việc xác định được insight khách hàng là điều kiện cần và đủ giúp bạn có một chiến dịch marketing thành công. Vậy insight khách hàng là gì? Làm thế nào để xác định nhanh nhất? Trong bài viết dưới đây GCO ADS sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề này nhé!
Mục lục
Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng hay customer insights thực chất là việc chúng ta đi diễn giải hành vi, xu hướng của khách hàng dựa trên những dữ liệu đã thu thập được từ họ. Insight sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mục tiêu như sau:
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Khách hàng đang mong muốn gì?
- Hành vi mua hàng của họ ra sao?
- Quyết định mua hàng của khách bị tác động từ những yếu tố nào?
Sau khi trả lời được những câu hỏi mục tiêu như trên, bạn sẽ xác định được các yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Như vậy, insight khách hàng chính là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng nhưng ẩn giấu ở sâu bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này thì có thể đưa ra những giải pháp marketing “gãi đúng chỗ ngứa” cho khách hàng và thành công.
Tham khảo: Dịch vụ SEO Hà Nội
Tại sao insight khách hàng lại quan trọng?
Đối với những người làm marketing thì insight khách hàng chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Insight của mỗi người sẽ quyết định hành vi mua hàng của họ. Nên việc nghiên cứu insight khách hàng chính là công việc quan trọng hàng đầu khi một doanh nghiệp bắt đầu bất kỳ chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm nào trên thị trường.
Dưới đây là những lý do vì sao mà các công ty nên chú trọng vào việc nghiên cứu và phân tích insight khách hàng:
Gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ
Việc nghiên cứu insight khách hàng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai. Và nhờ vậy mà các bạn có được nhiều thuận lợi đáng kể trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Khi nghiên cứu insight, các bạn sẽ được chuẩn bị trước tất cả các kĩ năng cần thiết nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và đạt lợi thế hơn so với đối thủ.
Gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
Khai thác insight tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận để có thể tối đa hóa doanh số. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng khai thác những cơ hội chưa được khai thác trên thị trường. Và nếu các bạn có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì phần trăm thị phần của sản phẩm sẽ tăng mạnh.
Thay đổi chiến lược các thích nghi với thời gian
Việc thay đổi các chiến lược kinh doanh được xem là điều hết sức cần thiết. Nếu doanh nghiệp biết phân tích insight khách hàng sẽ giúp xác định được mong muốn hiện tại và tương lai sau này. Dựa vào đó, các doanh nghiệp cũng có thể đề xuất những thay đổi tương ứng cũng như tập chung phát triển các chiến dịch quảng cáo phù hợp với khách hàng nhất.
Gợi ý: Dịch vụ SEO tại Đà Nẵng
Cách tìm insight khách hàng hiệu quả
Để tìm kiếm được insight khách hàng các bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Để có được cái nhìn tổng quan nhất về khách hàng mục tiêu, các bạn cần phải tìm hiểu được những thông tin cơ bản như: nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân…Sau đó, các bạn tìm hiểu đến các thông tin sâu hơn như: thói quen, sở thích và hành vi mua hàng…Từ những thông tin này sẽ giúp cho các bạn vẽ ra được chân dung khách hàng mục tiêu một cách chính xác nhất.
Bước 2: Nghiên cứu và tìm ra nhu cầu của khách hàng
- SEO Là gì và 5 lợi ích cơ bản của SEO website cho doanh nghiệp
Bạn có biết mọi hành vi mua bán đều xuất phat từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong của con người. Nhu cầu sẽ bị chi phối bởi lý trí và cảm xúc rất nhiều. Chính vì vậy, người làm marketing phải lên danh sách các nhóm nhu cầu để tìm ra được insight khách hàng chính xác nhất.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Khi đi tìm insight khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ mang đến cho bạn những nguồn thông tin rất quý giá. Các bạn hãy xem kỹ những chiến lược truyền thông và quảng cáo của đối thủ. Sau đó, bạn đi vào phân tích kỹ xem họ đang hướng vào nhóm đối tượng khách hàng nào? Hay tập trung đánh vào yếu tố tâm lý nào của khách hàng mục tiêu? Những thông tin này rất giá trị giúp cho bạn có thể tham khảo và tìm ra insight khách hàng chính xác cho doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Bắt tay vào khảo sát thực tế
Khi đã xác định được insight khách hàng cần hướng đến, các doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn bắt đầu tiến hành nghiên cứu và khảo sát từ thực tế. Việc tiếp xúc trực tiếp, giao lưu và tương tác với khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý cũng như suy nghĩ thực sự của họ tốt hơn. Thậm chí các bạn có thể chỉ cần ngồi một chỗ quan sát khách hàng mục tiêu là đã có thể thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích thông tin, số liệu
Từ những thông tin và dữ liệu đã thu thập ở trên, các bạn cần có bước đi tổng hợp những số liệu này. Quy trình này cần thực hiện một cách chính xác để lưu lại thông tin một cách khách quan và chính xác nhất. Sau khi đã tổng hợp xong, các bạn cần đi vào phân tích số liệu đó theo từng nhóm khác nhau. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu thì kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.
Bước 6: Xác định được insight khách hàng mục tiêu
Từ những số liệu đã được phân tích ở trên, các bạn sẽ có cơ sở để xác định chính xác insight của khách hàng. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý trước khi sử dụng insight khách hàng vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Các bạn cần kiểm chứng lại xem các thông tin mình đã nghiên cứu và phán đoán có chính xác không. Bạn không nên vội vàng ứng dụng insight khách hàng mới tìm được để áp dụng cho toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Các bạn nên thử nghiệm insight này ở cấp độ nhỏ hơn để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Hướng dẫn cách phân tích insight khách hàng
Theo phân tích trên đây, các bạn chắc chắn đã nhận thức được insight khách hàng quan trọng như thế nào? Nhưng phải làm thế nào để các doanh nghiệp có thể biết cách phân tích insight khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn tham khảo:
Thứ nhất sử dụng các công cụ phân tích
Trên thực tế, việc thu thập dữ liệu từ các kênh trực tuyến như mạng xã hội hay web của bạn cực kỳ hữu ích. Nguồn dữ liệu này sẽ giúp cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, hành vi tìm kiếm và hành vi mua hàng của khách…Từ những thông tin này bạn có thể xây dựng cho mình một hình ảnh rõ ràng nhất về khách hàng mục tiêu.
=>> 10 Công cụ hỗ trợ SEO miễn phí hiệu quả
Thứ hai xây dựng một hình ảnh rõ ràng nhất về khách hàng lý tưởng
Để thực hiện được bước đầu tiên trong việc xây dựng insight khách hàng, bạn cần phải xây dựng được hình ảnh rõ ràng nhất về đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Bạn phải trả lời được câu hỏi: “Ai chính là khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp?”
Để phác họa chân dung khách hàng một cách dễ dàng nhất, bạn nên trả lời được những câu hỏi dưới đây:
- Khách hàng của bạn bao nhiêu tuổi?
- Sở thích của họ là gì?
- Các chương trình truyền hình hay bộ phim yêu thích của họ là gì?
- Khách hàng làm việc trong lĩnh vực nào?
- Khách hàng có trình độ học vấn ra sao?
- Khách hàng đó thường quan tâm đến những loại hình dịch vụ nào?
- Khách hàng của bạn theo dõi ngưỡng mộ ai trên mạng xã hội?
Thứ ba cần tự đặt mình vào tư duy của khách hàng mà xem xét
Khi bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng thì mới có thể tìm cách cải thiện sản phẩm và dịch vụ trở nên phù hợp hơn với khách hàng. Từ sự đồng cảm với khách hàng, bạn sẽ biết được những vấn đề mà họ gặp phải để từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách tốt nhất.
Thứ tư bạn không nên quá tập trung vào nội bộ
Nếu như bạn quá tập trung vào việc xây dựng và phát triển sản phẩm từ nội bộ doanh nghiệp của mình. Thì sản phẩm chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu của đại đa số khách hàng. Do đó, bạn không nên quá tập trung vào nội bộ mà cần quan tâm hơn với khách hàng để tạo sự đồng cảm với họ tốt hơn. Điều này sẽ giúp cho bạn sớm có thể định hình câu chuyện và cách tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa customer và consumer
Trong quá trình tìm kiếm insight khách hàng, các bạn sẽ bắt gặp 2 thuật ngữ đó là customer và consumer. Nhiều người thắc mắc không biết hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt chi tiết.
Customer là gì?
Customer chính là từ để chỉ người sẽ trả tiền để mua hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó. Nhưng họ có thể không phải là người trực tiếp sử dụng sản phẩm đó. Những người này có thể trả tiền để mua sản phẩm, dịch vụ va đưa chúng cho một người khác sử dụng và người đó trở thành người tiêu dùng.
Trên thực tế, người ta phân chia customer ra làm nhiều loại khác nhau:
- B2C ( Business to Customer): Hàng hóa sẽ trực tiếp được phân phối từ doanh nghiệp đến tận tay khách hàng. Ví dụ như: bạn mua một hộp café ở quầy hàng chỗ ga tàu thì bạn chính là khách hàng B2C.
- B2B ( Business to Business): Hàng hóa sẽ phân phối từ doanh nghiệp này sang một doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Một chủ quán café mua lại café từ nhà cung cấp và từ đó phân phối cho khách hàng. Đây chính là khách hàng B2B.
- C2B ( Customer to Business): Hàng hóa sẽ được phân phối từ khách hàng rồi đến doanh nghiệp. Ví dụ như: Cửa hàng vàng bạc bán 1 chiếc nhẫn vàng cho khách hàng sau đó khách hàng lại bán chiếc nhẫn đó cho hiệu cầm đồ.
- C2C ( Customer to Customer): Hàng hóa sẽ được phân phối từ khách hàng đến khách hàng. Ví dụ như bạn mua xe từ nhà phân phối sau đó bán lại cho người khác.
Căn cứ phân loại trên đây, các doanh nghiệp sẽ có các hình thức marketing cho phù hợp.
Consumer là gì?
Consumer chính là người trực tiếp mua bán và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. Trên thực tế, người tiêu dùng chính là người biết được chất lượng của sản phẩm và dịch vụ như thế nào. Nếu một sản phẩm và dịch vụ không thể làm thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tỷ lệ mua hàng giảm, hàng tồn kho tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hiện nay, để đánh giá được một chiến lược kinh doanh có thành công hay không tất cả phụ thuộc rất nhiều từ việc lấy ý kiến khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
Customer insight và consumer insight khác nhau như thế nào?
Việc thấu hiểu được insight của từng đối tượng khách hàng mục tiêu và thỏa mãn mong muốn của họ sẽ giúp bạn đạt được thành công mục tiêu marketing của mình. Đối với người tiêu dùng, họ chính là người sử dụng sản phẩm trực tiếp. Nên insight khách hàng sẽ tập trung vào lợi ích, mùi vị, hay tính năng sản phẩm…Trong khi đó insight của người mua hàng thì cần tập trung mua ở đâu cho tiện, mua thế nào nhanh và tiết kiệm nhất…
Đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp cần lắng nghe suy nghĩ của họ và trải nghiệm sản phẩm để đưa ra một chiến lược marketing phù hợp. Trong khi đó đối với người mua hàng, doanh nghiệp lại phải theo dõi hành vi mua sắm của họ để xây dựng chiến lược bán hàng thật tốt.
Tạm kết
Để một chiến dịch marketing thành công, các bạn cần phân tích được insight khách hàng. Và để làm được điều này thì các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật và nắm bắt các xu hướng tiêu dùng. Từ đó sẽ giúp cho các bạn điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất đối với khách hàng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết được định nghĩa về insight. Đồng thời, các bạn sẽ biết cách tìm và phân tích insight để phục vụ cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp tốt nhất!
Nếu các bạn cần tham khảo thêm những thông tin chi tiết về Insight khách hàng và các dịch vụ marketing tổng thể của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với GCO ADS thông qua số hotline để được tư vấn và trợ giúp sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
GCO ADS
Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà Ford Thanh Xuân, 313 Trường Chinh, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
THANH HÓA : Lô số MG 202, Khu đô thị Vincom, 27 Trần Phú, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa
ĐÀ NẴNG : Tầng 12, Vĩnh Trung Plaza, 255 – 257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
TP. HỒ CHÍ MINH : Tầng 7, toà nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Điện thoại: (024)7 309 8885
Hotline: 0967 381 313
Email: info@gco.vn
Gợi ý các bài viết khác:
- Bật mí cách SEO youtube để video lọt top hiệu quả
- Anchor text là gì? Sử dụng anchor text như thế nào để hiệu quả
- Mật độ từ khóa là gì? Cách tính mật độ từ khóa
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226