Chắc chắn những ai đang sở hữu website cũng muốn được Google để ý đến, nhưng đương nhiên không phải để ý vì bị phạt. Nếu bạn làm đúng, làm chuẩn thì bạn chẳng phải sợ Google “sờ gáy”, và có những trường hợp bạn sẽ không biết tại sao website mình lại bị phạt. Vậy cách kiểm tra website có bị google phạt hay không? như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Mục lục
Bị Google phạt là như thế nào?
Hình phạt của Google hay còn được gọi là Google penalty là hình phạt của Google có thể khiến toàn bộ hoặc một phần website của bạn:
– Bay ra khỏi bảng tìm kiếm của Google
– Rớt hạng đột ngột trên SERPs
Thường thì trường hợp thứ 2 xảy ra là do Google phát hiện bạn đang spam, thao túng Google bằng bất kỳ cách nào. Chẳng hạn như, việc giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm có thể do cả website hoặc một vài trang nào đó tối ưu hóa quá liều từ khóa, …
Bị Google phạt là như thế nào?
Nguyên nhân chính khiến website bị google phạt
Nguyên nhân chính trang web bạn bị Google phạt là do bạn đã vi phạm điều luật và thuật toán của Google. Và thường nhiều website sẽ bị nhận phạt sau những đợt Google cập nhật thuật toán mới để cải thiện chất lượng cũng như xử lý các trang web kém chất lượng và lách luật.
Trong từ trường hợp, nếu bạn biết được nguyên nhân dẫn đến hình phạt thì sẽ rất dễ dàng để bạn có thể xử lý chúng nhanh gọn:
-
Content trùng lặp
Đây là những lỗi nghiêm khi website bạn vi phạm những quy tắc chất lượng của Google như sao chép nội dung của trang web khác, nội dung nghèo nàn và kém chất lượng, các kỹ thuật che dấu…. nhằm muốn tăng thứ hạng website của mình lên. Nhưng bạn có biết những website chỉ chăm chăm vào những bài Pr sản phẩm mà không xây dựng content cung cấp kiến thức giá trị và hữu ích cho người dùng thì cũng sẽ bị Google chú ý đến. Hay đơn giản bạn muốn tăng độ dày nội dung và tăng traffic cho website mình lên nhanh chóng, nhưng lại lười không muốn bỏ thời gian để sáng tạo nội dung thi hành động sao chép nội dung lại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến Google phạt.
-
Liên kết không tự nhiên tới website của bạn
Để tối ưu SEO Web cũng như tăng thứ bậc của bạn trên Google, nhiều SEOer chấp nhận trao đổi và nhận những liên kết cho nhau nhằm tăng hạng từ khóa cho mình. Việc này đồng nghĩa với Google sẽ để ý đến bạn và đương nhiên bạn sẽ nhận hình phạt từ Google.
Nguyên nhân chính khiến website bị google phạt
-
Quá nhiều Backlink
Ai cũng biết là backlink rất quan trọng trong việc tối ưu SEO, website càng có nhiều backlink chất lượng được click thì sẽ được Google đánh giá tốt và thứ tự xếp hạng hiển thị tốt hơn.
-
External link kém chất lượng
Website của bạn liên kết ra ngoài tới các website khác kém chất lượng, không liên quan tới nội dung chính của website sẽ dẫn đến người dùng bị phiền và trải nghiệm người sử dụng website kém. Vậy nên đây cũng là một yếu tố Google có thể phạt bạn bất cứ lúc nào.
- Website của bạn bị hack
Trang web của bạn có thể bị hack bởi bên thứ ba hoặc các hacker để gắn các nội dung hoặc liên kết spam lên trên website. Khi đó Google sẽ cảnh báo với người dùng rằng trang web này đang gặp vấn đề và dẫn đến lượng traffic sẽ giảm vì không ai muốn truy cập vào website như vậy. Và đồng thời bạn cũng sẽ được thông báo dưới phần description của kết quả tìm kiếm trên Google: Trang web này có thể bị tấn công.
Dấu hiệu của một website khi bị Google phạt
Giống như mắc một căn bệnh, một trang web khi bị Google phạt thường có những “dấu hiệu” như:
- Từ khóa bị rớt top: Dấu hiệu rõ ràng nhất khi một trang khóa cạnh tranh và từ khóa ngách đứng top của bạn bỗng dưng biến mất khỏi top 100 chỉ sau một đêm. Điều này có nghĩa là khi khách hàng tìm kiếm từ khóa, sẽ không thấy trang web của bạn đâu nữa.
- Traffic giảm mạnh chỉ trong thời gian ngắn: Bạn phát hiện thấy sau một đêm lưu lượng tìm kiếm Organic Search giảm đáng kể so với những ngày hay tháng trước và kéo dài nhiều ngày liên tục, điều này có thể dẫn đến việc việc doanh nghiệp bạn mất đi nhiều khách hàng hoặc thậm chí đơn hàng.
- Số lượng index các trang hay website giảm mạnh: Bạn kiểm tra và phát hiện tỷ lệ index và crawl trong Google search Console có sự chênh lệch quá lớn. Đó chính là dấu hiệu bạn đã bị phạt.
Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?
Vậy làm sao để kiểm tra xem website của bạn có những dấu hiệu trên, sau đây là một vài cách mà bạn có thể kiểm tra một cách dễ dàng:
Hình phạt thủ công
Trước tiên, hãy đăng nhập vào Google Search Console. Khi gặp trường hợp này, Google sẽ đưa ra cho bạn một số dấu hiệu về vấn đề xảy ra, thông thường chủ sở hữu trang web sẽ nhận được email thông báo cùng với danh sách các hành động bạn có thể thực hiện để khắc phục sự cố. Khi bạn thực hiện các thay đổi cần thiết, hãy gửi yêu cầu xem xét lại và họ sẽ cho bạn biết liệu hình phạt đã được xóa hay chưa.
Hình phạt thuật toán
Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?
Đây là loại phổ biến nhất và nó là tự động. Các hình phạt thuật toán không được báo cáo trong các công cụ bảng điều khiển Google Tìm kiếm và không có tùy chọn để điền vào yêu cầu xem xét lại. Việc này xảy ra do việc thay đổi các thuật toán.
Search Google
Bạn vào thanh tìm kiếm của Google và gõ theo cấu trúc “site:yoursite.com” ( ví dụ: gcoads.vn ) và xem số lượng kết quả trang bạn được index. Nếu không có kết quả URL nào trả về, thì hãy thận trọng trang web của bạn đã bị google cho 1 thẻ vàng Penalty.
Traffic
Nếu đột nhiên bạn thấy traffic website của mình giảm đột ngột. Điều bạn cần làm là check lại xem có bản cập nhật nào được đưa ra tại thời điểm đó không. Đây cũng là một dấu hiệu dễ thấy dự đoán website của bạn có thể bị Google để ý rồi đấy.
>>>XEM THÊM: Cách tăng traffic cho website
Kiểm tra tên miền trên Google
Cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?
Gõ tên miền của bạn trên Google để xem liệu nó có xuất hiện 1 trong 10 kết quả hàng đầu không.
Nếu không, 90% có thể website của bạn bị Google phạt.
Ví dụ khi bạn gõ “gcoads” trên Google. Nếu trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên không xuất hiện trang web của bạn thì đến 90% là website đã bị phạt.
Kiểm tra file robots.txt
Hãy kiểm tra lại file robots.txt xem bạn có bị lỗi chặn Google index URL?
Nếu bạn đang gặp vấn đề này thì hãy gỡ ra và sửa lại ngay. Đồng thời kiểm tra kiểm tra thẻ Meta robots xem bạn có đặt NOINDEX hay NOFOLLOW hay không?
Lỗi trùng lặp content
Hãy xem nội dung trang web của bạn có bị trùng lặp hay không. Hầu hết các website copy content một cách vô ý vì họ tin tưởng người viết.
Cách làm tốt nhất là thêm “&filter=o” vào cuối URLs của bài viết. Và quan sát, nếu vẫn xuất hiện bài viết của mình thì bài viết của bạn đã bị trùng lặp rồi đấy.
Một số cách hiệu quả khác:
– Kiểm tra website thông qua Google Analytics
– Check lại blacklist
– Kiểm tra Google PageRank
– Kiểm tra các link của website
Kết luận
Nếu bạn bị Google phạt thì đừng quá lo lắng, vì cách nào cũng có những phương pháp để sửa chữa. Việc của bạn là hãy chăm sóc lại website của mình, tối ưu tất cả những thứ liên quan đến giải pháp SEO, thành quả sẽ đến với bạn sớm thôi.
>>>XEM THÊM CHI TIẾT: Dịch vụ SEO tại GCO
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến hình phạt Google thì quay lại bài Cách kiểm tra website có bị google phạt không? của chúng mình để kiểm tra nhé.
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226