Bạn đã nghe nhắc đến Mou ( Memorandum of understanding) trong quá trình làm việc với đối tác và khách hàng. Nhưng bạn chưa biết Mou là gì? Hay nó có ý nghĩa gì trong giao dịch làm việc giữa hai bên. Tham khảo bài viết dưới đây của GCO ADS để biết thêm những thông tin chi tiết về thuật ngữ này nhé!
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên sẽ phải trải qua giai đoạn đàm phán thỏa thuận để đi đến thống nhất các quyền lợi và nghĩa vụ. Và Mou (memoradum of understanding) chính là biên bản thỏa thuận tiền đề trước khi bắt tay vào ký hợp đồng chính thức. Bài viết dưới đây của GCO ADS sẽ giúp các bạn giải đáp thắc Mou là gì? Và sự khác nhau giữa Mou và hợp đồng chính thức như thế nào nhé!
Mục lục
Mou là gì?
Mou chính là viết tắt của từ tiếng Anh: Memorandum of understanding. Nó được dịch là biên bản ghi nhớ. Thuật ngữ Mou thường được sử dụng phổ biến trong mục đích sử dụng với mục đích ghi nhớ các thỏa thuận giữa hai bên trước khi ký hợp đồng chính thức. Mou thể hiện yêu cầu, trách nhiệm của các bên liên quan.
Biên bản ghi nhớ này đóng vai trò như một loại hồ sơ hay tài liệu không chính thức được thực hiện bởi 2 bên. Và nó được sử dụng trong các trường hợp, các bên liên quan không muốn thực hiện cam kết bằng pháp lý. Hoặc trong những trường hợp các bên chưa thống nhất được với nhau.
Biên bản ghi nhớ mou có giá trị pháp lý không?
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể về biên bản ghi nhớ hay giải thích về giá trị hiệu lực của văn bản này. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ mou lại được sử dụng rất rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Biên bản ghi nhớ có độ dài hay độ phức tạp như thế nào thì mục đích chung là nhằm xác định các kỳ vọng giữa hai hoặc nhiều bên, nhiều tổ chức khi họ cùng thỏa thuận để hướng tới mục tiêu chung. Trong những giao dịch thương mại mang tính quốc tế, biên bản ghi nhớ sẽ đóng vai trò như một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức giúp làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai.
Một biên bản ghi nhớ có thể có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Các bên tham gia đã giao ước rõ ràng.
- Nội dung các cam kết bên trong biên bản đã được cả hai bên công nhận.
- Các điều khoản của biên bản ghi nhớ đã được xác nhận bởi các bên liên quan.
- Biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng trong thực tiễn khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Người ký kết có thể xem biên bản ghi nhớ giống như một bản hợp đồng thay thế được sử dụng trong các trường hợp kiện cáo giữa hai bên hoặc khi có tranh chấp xảy ra khi làm việc với nhau.
Nội dung của Mou – hợp đồng ghi nhớ bao gồm những gì?
Nhằm giúp cho các bạn dễ hình dung về một bản hợp đồng ghi nhớ bao gồm những gì. GCO ADS sẽ chia sẻ cho các mẫu nội dung của một biên bản ghi nhớ như sau:
- Tên dự án, tên của các bên và trách nhiệm tương ứng của họ.
- Các điều khoản bao gồm thời hạn của thỏa thuận, thời điểm bắt đầu thỏa thuận, bằng cách nào hoặc khi nào một trong hai bên có thể chấm dứt thỏa thuận.
- Thông tin liên hệ của các bên có liên quan.
Để chuẩn bị được một biên bản ghi nhớ đầy đủ và hiệu quả thì cả hai bên cần phải đạt được một sự thống nhất nhất định trong việc thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Các điều khoản được ghi trong biên bản phải được xây dựng một cách rõ ràng dựa trên lập trường của mỗi bên. Điều quan trọng là tuy không có giá trị về mặt pháp lý nhưng nó lại có ý nghĩa tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng chính thức sau này.
Phân biệt giữa Mou và hợp đồng chính thức
Ai cũng biết Mou không phải là hợp đồng chính thức. Mặc dù, hai văn bản này cũng có nhiều nét tương đồng với nhau về chức năng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt Mou và hợp đồng chính thức khác nhau như thế nào:
Về mặt bản chất
Biên bản ghi nhớ Mou thực chất chỉ là văn bản ghi lại các thỏa thuận giữa các bên trong hoạt động hợp tác, kinh doanh.
Hợp đồng chính thức lại là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Về mặt cơ sở pháp lý
Biên bản ghi nhớ chưa được pháp luật hiện hành quy định cụ thể có giá trị pháp lý hay không.
Hợp đồng chính thức được quy định chi tiết tại Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Về giá trị pháp lý
Biên bản ghi nhớ Mou không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Nó có vai trò là bản thỏa thuận trước khi đi đến ký hợp đồng chính thức.
Hợp đồng chính thức có giá trị về mặt pháp lý. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực sẽ được tính từ ngày hai bên ký kết hợp đồng.
Về hậu quả pháp lý sau này
Biên bản ghi nhớ Mou chỉ đóng vai trò là bản ghi nhận những thỏa thuận của đôi bên. Biên bản này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Hợp đồng chính thức lại có ý nghĩa nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng chức năng, nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Tóm lại, ta thấy biên bản ghi nhớ – memoradum of understanding chính là một văn bản được hình thành trong quá trình thỏa thuận trước khi ký hợp đồng chính thức. Chính vì thế, các bên cần phải nhận thức rõ sự khác biệt của loại văn bản này để có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hướng dẫn cách sử dụng mou trong thực tế
Sau khi các bạn đã hiểu được Mou là gì và phân biệt được Mou với hợp đồng chính thức khác nhau như thế nào. Thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Mou chi tiết như sau:
Đối với các doanh nghiệp tư nhân: Mou thường đóng vai trò như một bản thỏa thuận không ràng buộc bao gồm: các trách nhiệm và yêu cầu của mỗi bên được quy định như các điều khoản chi tiết liên quan đến thỏa thuận chung. Mou được thực hiện trước khi hai bên bắt tay vào ký hợp đồng chính thức.
Đối với các cơ quan nhà nước: Mou sẽ được sử dụng trong các cơ quan của Chính Phủ để làm tài liệu ghi nhớ đóng vai trò như một thỏa thuận giữa các bộ phận với nhau.
Đối với cộng đồng quốc tế: Mou thuộc danh mục hiệp ước và chúng sẽ được đăng ký trong Bộ sưu tập Hiệp ước của Liên hợp quốc. Nó được sử dụng trong trường hợp muốn xác định liệu hiệp định có ràng buộc về mặt pháp lý, ý định của các bên ký kết cần phải được trình bày. Từ ngữ được sử dụng trong biên bản thỏa thuận này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất pháp lý của văn bản sau này.
Tạm kết
Qua bài viết trên đây, chúng ta thấy Mou hay Memorandum of understanding chính là một dạng văn bản ghi lại các thỏa thuận giữa hai bên để tạo tiền đề đi đến ký hợp đồng chính thức. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến biên bản ghi nhớ cần giải đáp. Hãy truy cập ngay vào website của GCO ADS để được tham khảo thêm những thông tin hữu ích nhé!
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226