Cấu trúc website hay cấu trúc Silo là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với các marketer trong quá trình xây dựng website. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cấu trúc Silo là gì? Và cách tạo cấu trúc Silo cho website như thế nào hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong việc tổ chức nội dung trên website như thế nào? Hãy sử dụng ngay cấu trúc Silo để sắp xếp nội dung. Vậy cấu trúc Silo là gì? Làm thế nào để tạo cấu trúc website? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời chi tiết các thắc mắc này.
Mục lục
Cấu trúc Silo là gì?
Silo được định nghĩa một cách đơn giản chính là cách để bóc tách các nội dung website thành những chủ đề nổi bật có nội dung liên quan đến nhau. Cấu trúc Silo được dùng để chia nội dung của website ra thành các thư mục riêng biệt. Những nhóm chủ đề trong cấu trúc này sẽ được phân chia thành các thứ bậc dựa trên topic và subtopic. Các nội dung liên quan sẽ được sắp xếp chung nhóm với nhau.
Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì sẽ càng làm tăng độ liên quan của website dưới sự đánh giá của Google. Bằng việc nghiên cứu các từ khóa và chủ đề khách hàng quan tâm sau đó lập các chuyên mục nhỏ theo từng chủ đề cho website.
Các cấu trúc Silo sẽ giúp chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Phân nhỏ nội dung của website thành các category nhỏ dần cho đến khi thông tin của bạn đủ để trả lời các câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến người dùng.
Phân loại cấu trúc Silo trong website
Hiện nay, người ta sử dụng 2 cách để xây dựng cấu trúc Silo cho website là: cấu trúc Silo vật lý và cấu trúc Silo ảo. Cụ thể:
Cấu trúc Silo vật lý là gì?
Cấu trúc Silo Vật lý chính là những thao tác vận hành thủ công có thể trông thấy bằng mắt thường. Cụ thể khi chúng ta sử dụng cấu trúc thư mục URL vật lý của website sẽ giống như một tủ hồ sơ. Ở đó mỗi chủ đề của website sẽ được lưu trữ trong cùng một thư mục riêng.
Cấu trúc Silo ảo là gì?
Cấu trúc Silo ảo sẽ liên quan tới việc người dùng sử dụng cấu trúc liên kết nội bộ từ một trang web. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải liên kết trang Web này với các trang web khác sao cho đạt được những mục đích sau:
- Kết nối được các trang web có sự liên quan về mặt nội dung.
- Phân tách hay lọc bỏ những trang không có sự tương đồng và liên quan đến nhau.
- Tăng cường cho các trang nội dung đích chính của mỗi Silo.
Nếu như cấu trúc Silo Vật lý yêu cầu các thư mục cần phải có nội dung nhất định chung với nhau thì cấu trúc Silo Ảo lại có thể tạo thành liên kết với các siêu văn bản đến từ các trang liên quan tới cùng một chủ đề. Điểm đặc biệt của hình thức tạo cấu trúc Silo Ảo đó chính là mang tới hiệu quả tức thời.
Hiệu quả của việc áp dụng cấu trúc Silo trong xây dựng website
Bằng cách áp dụng cấu trúc Silo trong việc xây dựng website sẽ giúp cho các nội dung được phân nhóm một cách khoa học và dễ dàng. Dưới đây sẽ là hiệu quả của việc áp dụng cấu trúc Silo cho website của bạn:
Gia tăng tính trải nghiệm của người dùng
Một trong những lợi ích nổi bật của cấu trúc Silo đó chính là gia tăng tính trải nghiệm cho người dùng. Cấu trúc nội dung rõ ràng sẽ giúp cho người dùng có thể hiểu được nội dung website của bạn như thế nào. Họ sẽ biết cách lấy thông tin mình cần và dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn. Người dùng dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn đồng nghĩa với việc website sẽ được đánh giá cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
Tạo được ngữ cảnh và sự liên quan đến từ khóa
Không phải ngẫu nhiên mà cấu trúc silo lại dành được sự quan tâm như vậy. Nguyên nhân vì công cụ tìm kiếm hiện nay đánh giá rất cao mức độ liên quan của từ khóa so với nội dung trên trang web. Mà cấu trúc silo sẽ giúp cho các bạn tạo được ngữ cảnh và mức độ liên quan của từ khóa trên website. Điều này sẽ góp phần đặc biệt vào việc tạo ra được hiệu quả chuyên môn cho website của bạn giúp nâng cao yếu tố chất lượng E-A-T.
Hỗ trợ xây dựng Internal link hiệu quả
Cấu trúc website sẽ giúp các bạn liên kết giữa các danh mục hàng đầu với các bài đăng trong các danh mục con và sau đó có thể liên kết trở lại trang chủ. Liên kết như vậy sẽ có giá trị rất lớn vì nó giúp cho quá trình Crawl dữ liệu của nhện Google sẽ thu được toàn bộ nội dung trên trang web của bạn.
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng cực kỳ then chốt với những người làm SEO lâu năm. Nó sẽ giúp tối ưu SEO Onpage hiệu quả và thúc đẩy đồng thời các bài viết và bài đăng mang đến hiệu quả xếp hạng cao hơn khi có truy vấn của người dùng.
Hỗ trợ lập chỉ mục cho các trang công cụ tìm kiếm
Bây giờ, giả sử trang web của bạn chỉ là một tập hợp các trang và tất cả đều được liên kết với trang chủ. Thì khi một công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trên website của bạn. Nó sẽ không hiểu được chủ đề chính của bạn là gì? Nhưng khi bạn áp dụng mô hình silo vào cấu trúc website của bạn sẽ giống việc bạn đang báo hiệu cho các công cụ tìm kiếm việc website đang cung cấp chủ đề gì.
Việc lập chỉ mục cho website sẽ giúp cho các trang mới được cập nhật nhanh hơn. Đồng thời giúp khẳng định quyền tác giả cho các trang gốc và trang được liên kết đến. Việc xây dựng nội dung content liên quan đến chủ thể cũng làm gia tăng cơ hội xếp hạng cho website cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Không bị bỏ lỡ một nội dung nào trên website
Trên thực tế, các công cụ tìm kiếm thường sử dụng các liên kết để tìm kiếm nội dung trong một trang web. Nên việc áp dụng mô hình silo vào website sẽ giúp bạn liên kết các nội dung một cách khoa học và chặt chẽ hơn. Các bạn sẽ phải cải thiện cơ hội để cho Googlebot có thể thu thập được hết tất cả các dữ liệu và không bỏ sót bất cứ một phần nội dung nào.
Hướng dẫn xây dựng cấu trúc website theo mô hình silo hoàn thiện từ A – Z
Trước khi tiến hành ứng dụng silo cho website thì điều quan trọng là các bạn cần tạo ra một mindmap. Đó chính là một mô hình hóa cấu trúc Silo mà bạn muốn thể hiện trên website của mình. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng phần mềm XMind để xây dựng mô hình chi tiết nhất.
Sau khi xây dựng được mô hình, các bạn sẽ thực hiện 6 bước dưới đây để xây dựng cấu trúc website:
Bước 1: Xác định được chủ đề chính của trang web và định hướng phát triển sau này
Các bạn cần phải xác định được chủ đề chính của website mà mình đang xây dựng là gì? Chủ đề của một website có thể được phân chia thành nhiều chủ đề riêng biệt nhưng cần có sự liên quan đến nhau. Việc bạn xác định được những chủ đề của website sẽ giúp bạn có thể thiết lập, tổ chức và ưu tiên các nhóm nội dung của trang web.
Để có thể xác định được chủ đề chính của website, các bạn nên bắt đầu từ các câu hỏi hữu cơ như:
- Dòng sản phẩm kiếm tiền chính của công ty bạn là gì?
- Những kiến thức nào sẽ liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của bạn?
- Tại sao người dùng lại cần hay muốn sở hữu sản phẩm của bạn?
- Những người nào cần/muốn sản phẩm này?
- Đề xuất các giá trị nổi bật của sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh?
- Các vấn đề mà sản phẩm của bạn cần giải quyết là gì?…
Dựa trên những câu trả lời của các câu hỏi trên đây, các bạn có thể dễ dàng xác định được chủ đề nào sẽ phù hợp trở thành chủ đề chính cho website của bạn. Các chủ đề và vấn đề nhỏ hơn có thể được sử dụng làm danh mục con và nội dung cho website sau này.
Bước 2: Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo cho website
Các bạn cần phải hiểu rằng internet là một chuỗi mạng lưới khổng lồ được liên kết với nhau. Ví dụ như một trang web A sẽ kết nối với một trang web B thông qua một liên kết nào đó ở giữa. Hoặc có thể nói một cách rõ ràng hơn là, trang web A có thể trỏ liên kết đến trang web B hay trang B nhận backlink từ trang A.
Chính vì thế, muốn hiểu được kho nội dung khổng lồ trên Internet, các robots của Google sẽ chia nhỏ các chủ đề content khác nhau. Từ đó chúng sẽ hiểu được là nhóm Content đó đang nói chủ đề gì? Chính vì thế khi các bạn xây dựng cấu trúc Silo cần nhóm ít nhất 5 Content trong một chủ đề. Điều này sẽ giúp cho Robots của Google có thể hiểu được chủ đề nội dung của các chủ đề con liên kết mật thiết với chủ đề lớn để tạo sự rõ ràng và chính xác nhất.
Bước 3: Tạo các dạng liên kết để làm rõ nội dung website
Sau khi đã gom nhóm được nội dung, bước tiếp theo là bạn các cần sử dụng các liên kết để có thể tạo ra cấu trúc website của mình. Các liên kết này có thể là Internal link kết hợp cùng với: Anchor Text, Inbound Link và Outbound link.
Xây dựng Internal link
Khi xây dựng internal link, các bạn cần nhớ rằng chủ đề của website sẽ được tạo dựng nên bởi các liên kết nội bộ giữa các content trong cùng website đó. Mỗi một content đều nên được trỏ về chủ đề chính của website cũng như như trỏ đến các liên kết trỏ đến các content nhỏ khác.
Xây dựng Inbound link (backlink về website)
Inbound link chính là tên gọi khác để chỉ backlink. Khi xây dựng backlink các bạn lưu ý: một bài viết về đồng hồ nam Casio, bạn có thể trỏ về bài viết có cùng chủ đề như đồng hồ nam và đồng hồ Casio. Những backlink liên quan được trỏ về các chủ đề liên quan sẽ tạo được sự liên kết cho toàn bộ website và tạo ra được những ảnh hưởng tốt cho từ khóa của bạn.
Xây dựng Outbound link (external link)
Các bạn nên sử dụng outbound link để trỏ tới trang web khác lĩnh vực. Việc website của bạn nhận quá nhiều backlink tới nhưng lại không hề có link nào tới website khác sẽ khiến cho Google nghi ngờ. Lúc này, các con robot của Google sẽ đánh giá website của bạn thao túng kết quả tìm kiếm Google. Nên các bạn muốn website của mình được đánh giá cao trên trang tìm kiếm thì cần xây dựng Outbound Link. Ví dụ như: website của bạn bán đồng hồ nam có thể link đến các trang bán phụ kiện cho nam giới hoặc thời trang nam cũng sẽ tạo được sự liên kết chặt chữ và liên quan.
Bước 4: Tạo dựng và đăng tải những content liên quan đến chất lượng của cấu trúc Silo
Muốn làm được điều này, các bạn cần phân tích đối thủ, so sánh về chất lượng và số lượng content. Bạn cần lập ra một bảng bao gồm 2 cột là: số lượng bài viết, chất lượng bài viết bao gồm: số chữ, hình thức, hình ảnh, độ mới… Dựa vào bảng này, các bạn sẽ cải thiện được content trên website của mình sao cho ít nhất là ngang bằng với đối thủ và tốt nhất là vượt qua họ. Sau khi bạn đã vượt qua được đối thủ thì website của bạn sẽ dễ dàng lên top nhanh hơn.
Bước 5: Phát triển mô hình Silo trọn vẹn nhất trên website
Bạn cần đảm bảo rằng mình phải hoàn thiện được từng phần của cấu trúc Silo tốt sau đó mới xây dựng sang phần tiếp theo. Sau khi bạn đã xây dựng được hoàn thiện Silo A, ít nhất tối thiểu phải xong 5 phần nội dung. Bạn cần đảm bảo cấu trúc nội dung của Silo cần phải được tối ưu một cách trọn vẹn nhất.
Bước 6: Duy trì hoạt động và nâng cao cấu trúc Silo
Sau khi đã xây dựng được cấu trúc website thì việc bạn cần làm đó là duy trì hoạt động của nó sao cho hiệu quả. Để cấu trúc Silo hoạt động tốt trước hết, các bạn cần đảm bảo các nhánh nào phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhánh đó và tốt hơn cái trước.
Tạm kết
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về cấu trúc Silo và cách xây dựng website theo Silo như thế nào? Nếu các bạn đang có một website mới thì nên áp dụng cấu trúc Silo ngay từ đầu để nhận được hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn xây dựng thành công cấu trúc website của mình.
Tham khảo thêm các thông tin chi tiết về cấu trúc Silo tại GCO ADS nhé!
Thông tin liên hệ:
GCO ADS
Trụ sở chính: Tầng 8, Tòa nhà Ford Thanh Xuân, 313 Trường Chinh, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
THANH HÓA : Lô số MG 202, Khu đô thị Vincom, 27 Trần Phú, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa
ĐÀ NẴNG : Tầng 12, Vĩnh Trung Plaza, 255 – 257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
TP. HỒ CHÍ MINH : Tầng 7, tòa nhà Citilight, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Điện thoại: (024)7 309 8885
Hotline: 0967 381 313
Email: info@gco.vn
Gợi ý đến bạn:
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226