Google analytics được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý website hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết Google analytics là gì? Và cách sử dụng Google analytics như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, GCO ADS chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về công cụ này nhé!
Trong quá trình quản trị website, việc phân tích số liệu liên quan đến website được xem là một công đoạn hết sức quan trọng. Vì nó không chỉ giúp cho các bạn nắm được tình hình phát triển của website mà còn giúp bạn đưa ra được phương án tối ưu để quản trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu Google analytics là gì? Và hướng dẫn cách sử dụng Google analytics chi tiết cho các bạn tham khảo.
Mục lục
Google analytics là gì?
Google analytics chính là công cụ theo dõi, đo lường và phân tích và báo cáo những số liệu về lượt truy cập của website. Google analytics thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ các quản trị viên website và kiểm tra được tổng thể tình trạng của website. Google cam kết các số liệu analytics của website do họ cung cấp đều chính xác 100%. Google analytics còn có thể tích hợp được với rất nhiều sản phẩm khác như Google adwords, Google webmaster tools, Google Adsense….
Google analytics được sử dụng như một công cụ phân tích website hết sức tin cậy. Công cụ này sẽ giúp cung cấp cho các webmaster và những người SEO web có thêm các thông tin về website của mình. Google analytics cung cấp cho người dùng những dữ liệu về traffic, nguồn traffic và hành vi của người tiêu dùng trên website…
- Gợi ý: Top 10 công cụ hỗ trợ SEO miễn phí tốt nhất
Chức năng chính của Google Analytics là gì?
Để có thể biết cách sử dụng Google Analytics, ta cần biết chức năng chính của Google analytics là gì? Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số chức năng cơ bản cho các bạn tham khảo:
Google analytics cung cấp lưu lượng truy cập
Google analytics sẽ giúp thống kê chi tiết lưu lượng truy cập của website theo ngày, tháng, năm. Từ bảng báo cáo của google analytics sẽ giúp cho các bạn biết số lượng người truy cập vào website mỗi ngày là bao nhiêu. Trong đó người dùng mới chiếm bao nhiêu %, người dùng truy cập bởi trình duyệt nào?…Những báo cáo này có thể tùy chỉnh theo mục đích thống kê và theo dõi của bạn.
Google analytics sẽ cung cấp báo cáo về thời gian thực
Báo cáo về thời gian thực chính là bảng theo dõi và thống kê hoạt động của người dùng đang hoạt động trên website của bạn. Báo cáo này sẽ giúp cho bạn thống kê được số người đang ở trên website của bạn. Họ đang ở trang nào của web và họ đến từ nguồn traffic nào, họ đến từ vị trí nào… Các dữ liệu báo cáo sẽ được cập nhật và báo cáo liên tục sau lượt truy cập của người dùng. Báo cáo này chính xác đến vài giây.
Google analytics giúp theo dõi đối tượng truy cập vào website
Google analytics sẽ giúp các bạn theo dõi các đối tượng truy cập vào website. Trong danh mục đối tượng sẽ có các báo cáo về nhân khẩu học, hành vi truy cập, công nghệ và luồng người dùng…Thông qua báo cáo này sẽ giúp cho bạn nắm rõ được giới tính, độ tuổi và các danh mục về sở thích của người truy cập vào website.
Từ những báo cáo này sẽ giúp chúng ta có thể thực hiện được đầy đủ các danh mục về sở thích, hành vi của người dùng đã truy cập vào website của bạn. Và hỗ trợ các bạn có thể sử dụng để lập mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo chính xác hơn.
Google analytics sẽ giúp phân tích được hành vi của người dùng
Chức năng này của Google analytics sẽ giúp báo cáo cho chúng ta chi tiết số lần xem trang, tỷ lệ thoát trang, thời gian trung bình trên web. Từ những số liệu này sẽ giúp cho các bạn có thể cải thiện được website của mình cần tập trung vào phần nào. Hay cần tập trung vào những nội dung gì?
Ngoài ra, các nhà quản trị website còn liên kết Google analytics với tài khoản adwords để phân tích những số liệu đó tạo ra những tệp đối tượng khách hàng tiềm năng. Khi chạy quảng cáo adwords, người ta có thể dùng các số liệu này để giúp hạn chế hiển thị với các click tặc, những đối tượng không phù hợp với quảng cáo…
Tại sao cần Google analytics cho doanh nghiệp của bạn?
Đối với các doanh nghiệp, Google analytics sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn trong chiến dịch marketing online. Cụ thể như sau:
- Google analytics sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được mối quan hệ với khách hàng.
- Google analytics giúp doanh nghiệp có được tầm nhìn rộng hơn trong kinh doanh.
- Google analytics sẽ giúp doanh nghiệp xác định được rõ vùng cơ hội của mình.
- Google analytics sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí tổng thể trong quá trình marketing.
- Google analytics sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được quyết định và hành đồng tốt hơn.
- Google analytics sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất một cách hiệu quả
Những lợi ích “độc quyền” mà Google Analytics mang đến cho bạn
Sau khi đã hiểu cách sử dụng Google Analytics, bạn sẽ thấy được những lợi ích to lớn của việc sử dụng công cụ này. Những dữ liệu đo lường và phân tích từ GA sẽ cho các bạn cái nhìn toàn diện về lượt truy cập website từ đó sẽ giúp đưa ra các đề xuất giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp truyền đạt nội dung phù hợp giúp tiếp cận người dùng tốt hơn.
Cung cấp bức tranh toàn diện về hoạt động marketing online
Google analytics sẽ giúp các bạn theo dõi được toàn bộ các dữ liệu và thấy cách dữ liệu hoạt động sẽ giúp bạn có được sự đánh giá chính xác hơn về tình hình kinh doanh online. Dữ liệu này sẽ là cơ sở giúp bạn thực hiện được chiến dịch marketing, quảng cáo hiệu quả hơn bao giờ hết. Analytics sẽ giúp các bạn thu thập và tổng hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Cung cấp thêm các số liệu về người dùng để giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả của nội dung và có giải pháp sửa đổi phù hợp.
Google analytics có thể kết nối được với các phần mềm quản lý kinh doanh, CRM…để đem đến một bộ dữ liệu hoàn thiện của riêng doanh nghiệp kết hợp giữa website và số liệu kinh doanh thực tế.
Cung cấp những Insights độc đáo
Google analytics sẽ giúp bạn khám phá ra những tiềm năng thu hút người dùng đem lại lợi nhuận để gia tăng tính chuyển đổi của website mà bạn đang sở hữu. Google analytics sở hữu khả năng phân tích rất thông minh nên sẽ cung cấp cho các bạn những insights tiềm năng từ những dữ liệu cung cấp từ chính website của bạn. Với những insights độc quyền này sẽ giúp bạn có cơ sở vững chắc để bạn xây dựng kế hoạch content riêng cho từng nhóm đối tượng giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi CR cho website.
Đồng bộ hóa dữ liệu giữa insights để gia tăng tính chuyển đổi
Google analytics sẽ giúp các bạn biết được chính xác khi nào khách hàng nhấp vào quảng cáo trên mạng xã hội như: youtube, facebook, tiktok, website…Nó còn giúp phân tích xem họ làm gì tiếp theo. Việc đồng bộ hóa giữa các insights khách hàng sẽ giúp gia tăng hiệu quả giữa các công cụ quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.
Khai thác tối đa các lợi ích mà dữ liệu đem lại
Analytics sẽ là công cụ giúp các bạn tổng hợp các dữ liệu rời rạc tạo thành những thông tin quan trọng. Và từ đó, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến kết quả thực tế. Analytics sẽ giúp đo lường và thu nhập mọi dữ liệu liên quan đến mỗi lượt truy cập như: thời gian, vị trí địa lý, thiết bị, trình duyệt và nhân khẩu học…Phân tích những chi tiết này từ những dữ liệu thô tạo thành các insights độc đáo và những đề xuất được cải thiện giúp cho website ngày càng hữu ích hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng Google analytics
- Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Yoast SEO
Muốn sử dụng được Google analytics, các bạn cần có tài khoản Google. Bạn cần sử dụng các dịch vụ như Gmail, Google Drive hoặc Youtube. Bạn có thể thiết lập tài khoản Google analytics từ những tài khoản đó. Hoặc các bạn cũng có thể tạo một cái mới để sử dụng được Google analytics.
Dưới đây là các bước thực hiện tạo tài khoản và theo dõi quan 5 bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Analytics
Các bạn có thể truy cập vào Google Analytics theo đường dẫn sau đây: http://www.google.com.vn/analytics/. Nếu đã có tài khoản Google thì các bạn chỉ cần đăng nhập vào để xem. Còn nếu bạn chưa có tài khoản có thể nhấn vào nút “Tạo tài khoản”.
Bước 2: Đăng nhập sử dụng tài khoản
Khi bạn có tài khoản Google, bạn có thể truy cập vào Google Analytics và nhấn nút Đăng nhập. Sau đó, các bạn sẽ được chào đón bằng ba bước mà bạn phải thực hiện để thiết lập như Google Analytics.
Bước 3: Đăng ký sử dụng tài khoản Analytics
Nếu chưa có tài khoản, các bạn nên bắt đầu “Đăng ký” để bắt đầu sử dụng dịch vụ Analytics.
=>> Xem thêm: Cách đăng ký Google Map
Bước 4: Nhận ID theo dõi
Sau khi, bạn nhập thông tin cần thiết hãy nhấp vào nút “Nhận ID theo dõi”. Bạn sẽ thấy một cửa sổ gợi ý bật lên với các điều khoản và điều kiện của Google Analytics. Bạn phải nhấn chữ Đồng ý để có thể tiếp tục nhận được mã Google Analytics của mình.
Bước 5: Dán mã code vào các trang cần theo dõi chỉ số Google analytics
Google sẽ cung cấp cho các đoạn một đoạn mã code. Nhiệm vụ của bạn là copy mã code đó và dán mã theo dõi đó vào code HTML trước thẻ </body> của các trang web cần theo dõi.
Bước 6: Thiết lập các mục tiêu
Sau khi cài đặt xong mã theo dõi website, các bạn sẽ phải thiết lập mục tiêu trong Website Profile của Google Analytics. Bạn có thể nhấp vào mục Admin ở ngay trên đầu trang Google Analytics của mình. Sau đó, bạn nhấn vào mục Goals (mục tiêu) nằm trong cột View (chế độ xem).
Phần Goals này sẽ thông báo cho Google Analytics mỗi khi có gì thay đổi trên website của bạn. Ví dụ: Nếu website của bạn đang thu hút khách hàng mục tiêu thông qua các biểu mẫu liên hệ trên website của mình. Bạn sẽ cần tìm hoặc tạo một trang cảm ơn mà trang này sẽ hiển thị ngay sau khi khách truy cập điền xong thông tin.
Bước 7: Thiết lập tìm kiếm trang
Các bạn nên thiết lập lại trang tìm kiếm vì nó sẽ mang lại nhiều giá trị cho trang. Bạn có thể thực hiện tác vụ này với những website có hộp tìm kiếm thường nằm ở đầu trang. Đầu tiên, bạn hãy chạy tìm kiếm trên Website của bạn. Sau đó bạn giữ tab này lại và thấy hiện ra URL.
Tiếp theo bạn vào lại Menu Admin trong tài khoản Google Analytics của bạn vào trong cột View nhấn vào View Setting để cài đặt. Cuộn xuống cho đến khi thấy phần Site Search Setting và chuyển nó về trạng thái On. Nhìn lại URL của bạn trong kết quả tìm kiếm, sau đó nhập tham số truy vấn và nhấn Save để hoàn thành.
Bước 8: Thêm các tài khoản và thuộc tính bổ sung
Nếu bạn muốn thêm một tài khoản Google Analytics mới vào trang quản lý hãy quay lại trình Admin. Sau đó, bạn nhấp vào danh sách thả xuống nằm trong cột Account, tiếp theo nhấn vào liên kết Create New Account.
Tương tự, nếu các bạn muốn thêm một website mới vào tài khoản Google Analytics. Bạn cũng có thể thực hiện điều này tác vụ này trên Menu Admin. Bạn truy cập vào danh sách và thả xuống trong cột Property và nhấn vào liên kết Create New Property.
Sau đó, bạn nên tiếp tục thực hiện theo các bước yêu cầu. Khi cài đặt Google Analytics trên một hoặc nhiều website. Sau khi thiết lập xong mục tiêu và tìm kiếm trang, bạn nên đợi khoảng 24 giờ để Google Analytics và bắt đầu nhận dữ liệu của mình.
Hướng dẫn cách sử dụng google analytics để quản trị website
Khi nhận được dữ liệu của Google Analytics, các bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về traffic website của mình. Bạn cần đăng nhập vào tài khoản Google Analytics để xem báo cáo Audience Overview. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều website hãy lựa chọn một website trong danh sách để xem báo cáo.
Google analytics sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều báo cáo khác nhau. Dưới đây là tóm tắt một số báo cáo mà bạn có thể nhận được:
Báo cáo Audience
Báo cáo này sẽ giúp cung cấp cho bạn mọi thông tin về khách truy cập vào website của bạn. Trong đó, bạn sẽ thấy các báo cáo chi tiết về: độ tuổi, giới tính, sở thích chung của khách hàng, vị trí địa lý, ngôn ngữ sử dụng và tần suất truy cập vào website…
Báo cáo Acquisition
Báo cáo Acquisition cho biết sự chuyển đổi của website. Báo cáo này sẽ cho bạn biết những thông tin về điều gì sẽ thúc đẩy khách truy cập vào website của bạn, Ở báo cáo này, các bạn có thể thấy lượng truy cập được chia nhỏ theo các danh mục chính phần All Traffic > Channels và các nguồn cụ thể ở phần All Traffic > Source/Medium.
Báo cáo Behavior (hành vi)
Báo cáo về hành vi sẽ cho các bạn biết những thông tin về nội dung trang website của bạn. Báo cáo này sẽ giúp thống kê top những trang đầu tiên mà người dùng bắt đầu truy cập trên website và top những trang cuối cùng người dùng đã xem và thoát ra.
Báo cáo về chuyển đổi
Nếu bạn đã thiết lập phần Mục tiêu trong Google Analytics, bạn có thể xem số lượng chuyển đổi mà website đã nhận được ở trong phần Goals > Goal URLs. Bảng báo cáo này sẽ liên kết những dữ liệu cụ thể với chuyển đổi của bạn. Cụ thể:
– Bạn có thể xem số lượng chuyển đổi được thực hiện bởi những khách truy cập từ các vị trí khác nhau trong phần Audience > Geo > Location report.
– Bạn có thể xem số lượng được chuyển đổi bởi những khách truy cập từ Facebook. Trong phần Acquisitions > All Traffic > Source/Medium report.
– Bạn có thể thống kê được số lượng chuyển đổi được thực hiện bởi những khách hàng truy cập vào website của bạn. Những trang cụ thể trong phần Behavior > Site Content > Landing Page report.
Báo cáo về Shortcuts và Emails
Bạn có thể không cần sử dụng hết tất cả các báo cáo trong Google Analytics. Nhưng bạn có thể khám phá toàn bộ chúng bằng cách sử dụng liên kết Shortcut nằm phía trên của báo cáo và thêm chúng vào phần Shortcut trong thanh bên trái để có thể truy cập nhanh hơn. Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng nút Email để Google analytics có thể gửi email cho bạn một cách thường xuyên.
Tạm kết
Google Analytics là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích và quản trị website rất hay. Bạn có thể dựa vào đó để có thể theo dõi tình trạng website một cách tốt nhất từ đó có kế hoạch điều hướng và cải thiện website tốt hơn. GCO ADS hy vọng qua bài viết này sẽ giúp hàng triệu người làm SEO và marketing online hiểu và biết cách sử dụng Google Analytics một cách thành thạo để thúc đẩy bán hàng tốt nhất.
Tham khảo thêm các dịch vụ của GCO:
Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, hiện đang là Founder của SEO PLUS. Mong rằng những kiến thức SEO và kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi đúc kết trên đây có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện quá trình SEO và giúp bạn gặt hái được những kết quả SEO mong muốn. Hotline: 08288 22226